Địa kỹ thuật 2005

Tạp chí địa kỹ thuật số 1 - 2005

Tạp chí địa kỹ thuật số 1 - 2005

Abstract: This paper presents the methods determining the shear strength of rockmass and mentioning that the design values of shear strength in standard TCVN 4253.86 is rather low, it is only used to calculate the stability of dam on rock foundation corresponding to standard TCXDVN 285: 2002, it shouldn't used to design tunnel and slope. The author recommends to use the value of shear strength of intact rock (rock bridge) and of joints in standard TCVN 4253.86, combines with the joint persistence ratio determining in the field to calculate the real shear strength of rockmass, this received value should be used to calculate the stability of tunnel and slope.  

Tạp chí địa kỹ thuật 2 - 2005

Cường độ kháng cắt là chỉ tiêu quan trọng để tính toán ổn định của đập, của các mái dốc và công trình ngầm được xây dựng trên nền đá và trong khối đá. Tuy nhiên việc xác định góc ma sát và lực dính của khối đá là một nhiệm vụ rất khó khăn vì khối đá là một môi trường đặc biệt luôn tồn tại các khe nứt. Trong những thập kỷ qua, các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung nhiều công sức giải quyết vấn đề này để đáp ứng các đòi hỏi cấp bách của việc xây dựng các công trình lớn trên nền đá. Bài báo này điểm qua các phương pháp xác định cường độ kháng cắt của khối đá và nêu lên một số vấn đề còn tồn tại cần trao đổi.

Tạp chí địa kỹ thuật 3 - 2005

Theo quan điểm địa kỹ thuật, lòng sông gồm hai bộ phận: đáy sông và bờ sông có liên quan về mặt ổn định với dòng nước sông. Động năng của dòng chảy tạo khả năng xâm thực đứng và xâm thực ngang đối vơi lòng sông. Ơ từng thời điểm nhất định trong cuộc đời một con sông, có sự cân bằng động của lòng sông với dòng nước sông. Do có sự thay đổi của yếu tố dòng chảy, hoặc lưu lượng tăng lên, hoặc do thay đổi mực nước ngầm ở lũng sông, hoặc do khai thác cát ở lòng sông, hoặc do làm kè, mỏ hàn ở một nơi nào đó , hoặc do v v , sự cân bằng động ở nơi nào đó bị phá vỡ với hậu quả là đáy sông bị bào xói, bờ sông bị trượt lở để tạo nên sự cân bằng mới của lòng sông. Trượt đất là hiện tượng tự nhiên để tạo nên sự cân bằng mới cho mái đất, vách đất Nếu sự cân bằng mới được duy trì thì hiện tượng trượt đất sẽ dừng lại và ngược lại, nếu không có biện pháp đảm bảo sự cân bằng thì sự trượt lại tiếp diễn để tạo nên sự cân bằng mới tiếp theo. Do vậy, sự trượt đất bờ sông ‘’không duy trì” là hiện tượng tự nhiên của mọi con sông và thường xẩy ra theo chu kỳ rất rõ ràng Vấn đề đặt ra là tìm giải pháp kỹ thuật để duy trì sự cân bằng của lòng sông (tức ngăn chặn sự trượt ở một nơi nào đó tiếp diễn) sau đã bị trượt hoặc có dấu hiệu báo trước sự trượt đất

Tạp chí địa kỹ thuật 4 - 2005

Mối quan hệ ứng suất biến dạng của đá phản ánh sự ứng xử của đá dưới tác dụng của tải trọng. Đây thường là mối quan hệ phi tuyến. Tuy nhiên, trong nhiều bài toán kỹ thuật thường giới hạn ở vùng biến dạng tuyến tính của đá để áp dụng các lời giải của lý thuyết đàn hồi. /. Tác giả Nghiêm Hữu Hạnh